Trang chủ HỎI ĐÁP & CHIA SẺ SỨC KHỎE - LÀM ĐẸP & THỂ THAO CƠ KHÍ, XÂY DỰNG, ĐIỆN NƯỚC, NGÀNH MỘC, DIY ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH TIN VỀ NGÀNH NỘI THẤT Ô TÔ, CHĂM SÓC XE VIDEO GIỚI THIỆU SẢN PHẨM MỌI THỬ KHÁC

Những ngày quan trọng trong dịp Tết Nguyên Đán cần ghi nhớ.

28-12-2019, 9:45 am

Vậy là 1 năm nữa đã trôi qua,  mọi người bây giờ chắc đang tất bật vừa hoàn thành nốt công việc vừa gấp rút sắm sửa cho gia đình để đón Tết được ấm no, sum vầy phải không nào! Có rất nhiều việc cần phải làm trước, trong và sau Tết, cùng Bigshop điểm lại những mốc quan trọng cần ghi nhớ để đón tết trọn vẹn nhất nhé!

 

Tết Nguyên Đán (còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay gọi đơn giản là Tết) là dịp lễ đầu năm âm lịch quan trọng và có ý nghĩa bậc nhất ở Việt Nam. Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán kéo dài từ 23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng âm lịch.

 

Tất cả mọi người đều cố gắng về đoàn tụ cũng gia đình trong dịp quan trọng này.

 

1. Ngày 23 tháng chạp - cúng ông Táo

- Theo quan niệm dân gian, ông Táo vừa là thần bếp trong nhà vừa là người ghi chép tất cả những việc làm tốt xấu của gia chủ để cuối năm vào ngày 23 tháng Chạp sẽ cưỡi cá chép vượt Vũ môn lên thiên đình tâu với Ngọc Hoàng. Cũng vì thế mà bánh mật được người ta cúng nhiều nhất để mong ông Táo khi lên thiên đình sẽ nói những lời ngọt ngào, có lợi cho gia chủ.

- Lễ cúng gồm một mâm cỗ mặn, ba bộ quần áo bằng vàng mã, ba con cá chép sống (hoặc cá chép giấy), cùng xôi, chè mật và hương hoa. 

- Ngày nay, ỏ vùng nông thôn vẫn còn giữ được phong tục này, tuy nhiên ở thành thị phong tục này đang dần bị quên lãng hoặc biến chất. Điều này khiến phong tục ông bà ta lưu truyền đang mai một và mất dần ý nghĩa.

 

Quan niệm dân gian ông Táo là người trông coi bếp lửa và ghi chép các việc tốt/xấu của gia chủ trong 1 năm qua.

2. Tất niên - ngày cuối cùng của năm.

- Ngày Tất niên có thể là ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Trong ngày này gia đình sẽ làm mâm cỗ cúng và sum họp lại với nhau để ăn cơm tất niên.

- Buổi tối, từ 23h ngày 30 tháng chạp tới 1h ngày 1 tháng giêng là khoảnh khắc quan trọng nhất đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới được gọi là giao thừa. Để ghi nhận thời khắc này, người ta sẽ làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa hoặc chúng sinh, cô hồn ở khoảng sân trước nhà.

 

Giao thừa người ta thường cúng 2 mâm, 1 mâm gia tiên, 1 mâm cho cô hồn cơ nhỡ.

 

- Nhà Nước cũng xét duyệt các tỉnh, địa phương tổ chức buổi bắn pháo hoa hoành tráng vô cùng đẹp mắt. Truyền hình sẽ tiếp sóng để tất cả người dân trên cả nước được chiêm ngưỡng và hòa chung không khí vui tươi này.

 

 

Tất cả người dân nô nức tại quảng trường chiêm ngưỡng pháo hoa, cùng nhau đón khoảnh.khắc giao thừa.

 

- Sau khi đón giao thừa, người ta sẽ chọn hướng và xuất hành luôn. Hướng họ chọn sẽ tương hợp tương sinh với mình với con giáp của năm để xuất hành cầu tài đón lộc.

 

Nhiều gia đình chọn xuất hành đầu năm là cúng thăm tại Chùa, cầu bình an.

 

Tham khảo bài viết Muốn cả năm may mắn hãy làm những điều sau

3. Ba ngày Tân niên

- Ngày mồng 1 tháng Giêng theo truyền thống là Mồng Một Tết cha, là ngày quan trọng nhất trong dịp Tết. Những người vui vẻ, thành công, hợp mạng sẽ được mời đi “xông đất” mang lại may mắn cho gia chủ. Họ sẽ tới chúc tết không hơn 10p, cầu cho mọi việc trong năm của chủ nhà cũng được trôi chảy thông suốt. Ngoại trừ những người này thì hầu như tất cả mọi người để sẽ hạn chế ra ngoài, họ sẽ quây quần bên mâm cơm gia đình, ăn tiệc và dành những lời chúc tốt đẹp nhất tới gia đình thân yêu của mình. 

 

Mồng 1 người ta hạn chế ra ngoài, họ sẽ sum họp bên nhau và dành cho nhau những lời chút tốt đẹp.

 

- Ngày mồng Hai tháng Giêng gia đình sẽ cúng lễ tại gia vào sáng sớm. Sau đó, người ta chúc tết các bà mẹ theo tục Mồng Hai Tết mẹ. Riêng đàn ông chuẩn bị lập gia đình phải đến nhà cha mẹ vợ tương lai (nhạc gia) để chúc Tết theo tục Đi sêu.

 

 

Mồng 2 gia đình sẽ về bên ngoại/nhà gái để thăm, chúc tết. 

 

- Ngày mồng Ba tháng Giêng là ngày sau khi cúng cơm tại gia theo lệ cúng ít nhất đủ ba ngày Tết, các học trò thường đến chúc Tết thầy dạy học theo tục Mồng Ba Tết thầy. Trong những ngày này người ta thường đi thăm viếng, hỏi thăm nhau những điều đã làm trong năm cũ và những điều sẽ làm trong năm mới.

 

Bố mẹ, con cái thăm nhà thầy, cô giáo thăm hỏi, chúc tết.

 

Ngày nay, vì bộn bề công việc mà các gia đình sẽ sắp xếp lịch trình thăm tết trong 3 ngày này chứ không còn nhất nhất theo tục xưa nữa.

 

4. Ngày mồng 4 tháng Giêng - ngày con nước

- Trong ngày này, người Việt làm lễ cúng tổ tiên tiễn họ về thế giới bên kia.Tục lệ này vẫn còn được giữ gìn và noi theo cho tới tận ngày hôm nay. Các gia đình sẽ làm cơm, đốt vàng mã gửi người thân khuất bóng lời cầu nguyện một năm mới nhiều may mắn.

Mồng 4 cúng tiễn đưa gia tiên đã về đón Tết cùng con cháu.

- Tục hoá vàng dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, những vật hóa vàg gồm những vật dụng cần thiết như nhà, xe, tiền, quần áo… vì với họ với thế giới bên kia có thực, gần gũi với dương gian. 

- Vào ngày này người ta kiêng xuất hành vì đây là ngày không tốt.

 

Người ta quan niệm người sống cần gì, người mất cần đó nên sẽ hóa vàng những vật dụng quen thuộc và cần thiết.

 

5. Ngày mồng 7 tháng Giêng -  ngày khai hạ

- Ngày mồng 7 tháng Giêng (cũng có thể là mồng 6 tháng Giêng) là ngày cuối cùng của chuỗi lễ hội Tết. Trong ngày này, người Việt làm lễ hạ Cây nêu, kết thúc dịp Tết Nguyên đán và bắt đầu bước vào việc làm ăn trong năm mới từ ngày mồng 8 hoặc mồng 9 tháng Giêng.

 

Lễ khai hạ - hạ cây nêu kết thúc dịp Tết, bắt đầu công việc thường nhật.

 

Hòa chung cùng không khí vui xuân, đón tết, Bigshop xin gửi những lời chúc tết cho khách hàng và gia đình một năm thật nhiều HẠNH PHÚC – MAY MẮN – AN KHANG – THỊNH VƯỢNG. HAPPY NEW YEAR 2020!

Sản phẩm liên quan
Thông tin liên quan
Go to top