Đối với những người thợ mới học hàn và những thợ hàn chưa có nhiều kinh nghiệm thì khi hàn những tấm mỏng rất dễ làm thủng tấm kim loại mỏng đó. Vậy làm cách nào để tránh thủng khi hàn thép mỏng?
Một kỹ thuật hàn que với thép mỏng hay áp dụng là hàn không liên tục, thực hiện gây hồ quang, nung chảy mối hàn rồi lại ngắt hồ quang, đợi khi mối hàn nguội bớt rồi lại tiến hành gây hồ quang.
Thông thường khi hàn thếp mỏng dễ bị thủng là do người thợ dùng que hàn quá lớn hay dùng dòng hàn quá cao. Khi hàn người thợ hàn héo quá dài cũng dễ làm cho tấm thép bị thủng. Vì vậy tay nghề của người thợ hàn rất quan trọng.
Khi hàn tấm mỏng nên chọn que hàn có đường kính nhỏ để tránh hiện tượng thủng khi hàn.
Điều chỉnh dòng hàn tương ứng với que hàn có đường kinh nhỏ.
Với hàn MIG yêu cầu thiết lập nguồn và tốc độ cấp dâychính xác thì hàn tấm mỏng >0.8mm có thể áp dụng tốt. Còn với tấm mỏng hơn (>0.6mm) thì ta nên sử dụng phương pháp hàn cơ bản hànTIG.
Một vấn đề nữa xảy ra khi hàn những tấm mỏng có kích thước lớn là rất dễ bị biến dạng, cong vênh. Điều này có thể khắc phục bằng cách sử dụng hàn đính trước khi hàn. Mỗi mối hàn đính cách nhau khoảng 20mm. Và chỉ nên hàn các đoạn ngắn cùng một lúc, cho phép các phần của tấm được làm mát 1 cách nhanh chóng.
Nếu phải hàn 1 đường dài, nên hàn 20mm đầu tiên ở đầu bên này, sau đó hàn tiếp đoạn 20mm ở đầu bên kia.Và có thể áp dụng hàn từ giữa tấm trước sau đó mới hàn ra phía ngoài.
Nên hàn từng nhịp ngắn, không nên kéo quá dài sẽ gây thủng vật liệu. Đối với vật liệu mỏng, tốc độ chấm ngắt cũng chậm hơn so với các vật liệu dày. Nghĩa là chỉ nên hàn chậm để tránh quá nóng gây chảy vật hàn.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp những bạn mới hàn có thêm kiến thức bổ ích khi hàn, tránh làm thủng khi hàn thép mỏng.
Xem và mua máy hàn tại đây: